Deprecated: Function get_magic_quotes_gpc() is deprecated in /home/relexauto/domains/relexauto.com/public_html/includes/init.php on line 119
Cấu tạo còi (kèn) xe ô tô, cách sửa còi điện ô tô không kêu
0978811663

Hotline bán hàng

Mua hàng

Thời gian 8h00-21h30

Giao hàng toàn quốc

Nhận hàng 2-4 ngày

Danh mục sản phẩm

Cấu tạo còi (kèn) xe ô tô, cách sửa còi điện ô tô không kêu

Ms Trâm 6 năm trước 39385 lượt xem

Còi ô tô có nhiệm vụ khi xe cần xin đường, phát ra tín hiệu bằng âm thanh để cảnh báo cho người đi đường, người chỉ dẫn giao thông và các lái xe trên các xe khác. Còi xe thường có hai loại: còi hơi và còi điện. Còi hơi thường dùng trên các xe tải có tải trọng lớn và có hệ thống hơi khí nén dùng cho phanh xe, trong khi còi điện ô tô sử dụng nhiều trên các loại xe cả xe con và xe tải đều có thể dùng được và trên ô tô thường lắp 2 hoặc 3 còi điện.

 

Mạch còi điện gồm: rơ le còi, còi điện, ắc quy, khoá điện và nút bấm còi. Khi bật khóa điện và ấn nút bấm còi, rơle còi sẽ đóng tiếp điềm (A) của rơle đưa điện vào còi (như trong sơ đồ sau) để còi hoạt động phát ra âm thanh. Khi ngừng bấm nút còi, tiếp điểm của rơle mở cắt mạch điện làm còi không tiếp tục kêu.

 

Những bộ phận chính của Còi điện ô tô gồm: Vỏ, nam châm điện, tiếp điểm, tụ điện, tấm thép từ, trụ điều khiển, màng rung, đĩa rung, và cơ cấu điều chỉnh âm thanh.

 

Hình 3. Sơ đồ cấu tạo của còi điện

  1. Loa còi điện   -    2. Đĩa rung   -   3. Màng thép   -   4. Vỏ cò   -   5. Khung thép   -   6. Trụ đứng   -   7. Tấm thép lò xo   -   8. Lõi thép từ

  -   9. Cuộn dây   -   10, 12. Ốc hãm   -   11. Ốc điều chỉnh   -   13. Trụ điều khiển   -   14. Cần tiếp điểm tĩnh   -   15. Cần tiếp điểm động

16. Tụ điện   -   17. Trụ đứng tiếp điểm   -   18. Đầu bắt dây còi   -   19. Núm còi   -   20. Điện trở phụ   -   21. Ắc quy

Khi muốn điều chỉnh âm thanh của còi ô tô:

Âm thanh của còi xe phụ thuộc tần số dao động và biên độ dao động của màng còi, do đó khi khoảng cách khe hở giữa hai tiếp điểm thay đổi khi tiếp điểm mở sẽ làm thay đổi tần số đóng mở của tiếp điểm và biên độ dao động của màng. Thêm vào đó, sức căng của lò xo lá và khe hở giữa lõi thép và khung thép từ cũng gây ảnh hưởng tới khả năng đóng mở tiếp điểm. Do đó khi bạn muốn thay đổi âm thanh to hay nhỏ của còi xe hơi có thể điều chỉnh bộ phận ốc điều chỉnh để thay đổi biên độ và tần số dao động của còi, hay điều chỉnh sức căng của lò xo lá và khe hở giữa lõi thép và khung thép.

Một số cách điều chỉnh, sửa chữa còi điện ô tô khi còi không kêu:

Cách sửa chữa còi điện khi tháo rời:

Còi xe ô tô là một bộ phận quan trọng trong xe, dùng để thông báo với những người đang cùng tham gia giao thông khác xe chúng ta đang đến, cũng như xin đường để rẽ sang trái, phải. Do đó, khi còi xe bị hỏng, chúng ta không được chủ quan bỏ qua, mà cần kiểm tra còi xe xem cần vệ sinh hay thay thế để đảm bảo an toàn cho bản thân mình và những người xung quanh.

Chúc các bạn lái xe an toàn!

Xem thêm :  

Còi Ô Tô Đức Chính Hãng

Còi Đĩa Denso Chính Hãng

- Còi Sen Denso Chính Hãng

Tin khác:

- Bọc ghế da ô tô giá rẻ tại Hà Hội

- Lazang Ô Tô, Mâm Xe Hơi Chính Hãng Theo Xe Gía rẻ tại Hà Nội

5 Bình luận bài viết

Chọn đánh giá của bạn
  • T...Trung

    xe mình tự nhiên còi nghe bé tí luôn bạn biết bị gì ko hướng dẫn hộ mình với

    2 năm trước
  • A...Anh Tú

    Quá ư là cần thiết...cảm ơn shop

    3 năm trước
  • H...Hưng

    Quá chi tiết. Cảm ơn

    4 năm trước
  • c...cu tý

    Bài viết chi tiết quá mức cần thiết,

    4 năm trước
  • Đ...Đỗ duy Dũng

    Xe toi còi chập chờn muốn nhờ bạn sửa giúp được không

    5 năm trước

« »

Tư vấn